Làm sao để trẻ sơ sinh tự ngủ mà không mất quá nhiều thời gian dỗ bé. Không làm ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bố mẹ và của bé. Mời ba mẹ tham khảo cách rèn bé 1 tháng tự ngủ hiệu quả trong nội dung dưới đây.
Mẹ tìm hiểu về giấc ngủ của bé 1 tháng tuổi
Để có cách rèn bé 1 tháng tự ngủ hiệu quả ba me cần hiểu được nhu cầu về giấc ngủ của bé. Ở độ tuổi 1 tháng, nhu cầu ngủ của bé thường hoảng 14-17 giờ mỗi ngày, chia thành nhiều giấc ngắn. Lúc này, giấc ngủ của bé còn khá bất thường và bé chưa phân biệt được ngày và đêm. Để thiết lập thói quen ngủ trong thời gian này mẹ cần vô cùng kiên nhẫn.
Những nguyên nhân khiến cho trẻ khóc trước khi ngủ?
Trẻ quấy khóc khi đi ngủ là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ gặp phải. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp để giúp bé có giấc ngủ ngon hơn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc khi đi ngủ:
Bé đói bụng: Giai đoạn đầu, bé có dạ dày nhỏ và cần bú thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Do vậy để không bị đói, mẹ cho bé no trước khi ngủ để bé không khó chịu quấy khóc.
Tã bỉm ướt hoặc bẩn: Tã ướt hoặc bẩn có thể làm bé khó chịu và quấy khóc. Vậy nên trước khi ngủ mẹ cần kiểm tra để tránh bé thức dậy giữa đêm.
Bé có vấn đề về sức khỏe: Bé sắp ốm hoặc bị dị ứng/ côn trùng đốt. Điều này cần sự kiểm tra và giúp đỡ của phụ huynh để giúp trẻ giải quyết các vấn đề sức khỏe nhằm có một giấc ngủ ngon hơn.
Bé sợ hãi bóng tối: Một số bé có nỗi sợ với bóng tối nên thường hay quấy khóc vào ban đêm. Lúc này mẹ cần ôm bé, tạo cảm giác an toàn cho bé.
Cách rèn bé 1 tháng tự ngủ ngon mẹ nên biết
Giúp bé phân biệt ngày và đêm
Bé thức vào ban đêm có thể khiến các mẹ phải “khổ sở” và buồn ngủ vào sáng hôm sau. Lúc này bé còn quá nhỏ để có thể phân biệt được thời gian sáng tối để đi ngủ. Để giải quyết vấn đề này thì mẹ có thể giúp bé phân biệt rõ ràng giữa nhịp ngày và đêm để rèn luyện thói quen ngủ tốt. Dưới đây là những cách hiệu quả để giúp bé hiểu ngày và đêm:
- Tạo môi trường ngày và đêm rõ ràng như để phòng sáng tự nhiên vào ban ngày. Mở rèm cửa để ánh sáng mặt trời tràn vào phòng. Để bé tham gia vào các hoạt động ban ngày và không cần giữ im lặng quá mức. Điều này sẽ giúp bé hiểu đây là thời gian thức dậy.
- Vào ban đêm, nên để phòng tối, sử dụng ánh sáng yếu hoặc đèn ngủ nhẹ nhàng nếu cần thiết. Ban đêm cần giữ yên tĩnh hạn chế tiếng ồn.
- Mẹ lưu ý không nên để bé ngủ quá nhiều hoặc ngủ li bì vào ban ngày. Mẹ dành thời gian để có thể nói chuyện cũng như chơi đùa cùng con vào khoảng thời gian đó.
Đặt bé xuống giường khi buồn ngủ nhưng vẫn thức
Một trong những cách rèn bé 1 tháng tự ngủ là đặt bé lên giường khi bé chưa hoàn toàn buồn ngủ là một phương pháp giúp bé học cách tự đi vào giấc ngủ. Dưới đây là cách thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả:
- Quan sát các dấu hiệu buồn ngủ của bé như dụi mắt, ngáp, hoặc trở nên yên tĩnh hơn. Không còn hứng thú với thú vui hay trò đùa xung quanh.
- Bé có thể cáu có hoặc thậm chí là quấy khóc nếu không được đi ngủ
- Bé muốn đòi mẹ bế và ôm khi muốn ngủ
Vậy nên khi mẹ thấy bé có những biểu hiện trên, mẹ nên cho bé nằm xuống giường để bé tự đi vào giấc ngủ.
Thiết lập chu trình ăn ngủ nghỉ cho bé
Mẹ cần đề ra những khoảng thời gian phù hợp cho chu trình bé ăn chơi, ngủ nghỉ để có cách rèn bé 1 tháng tự ngủ. Điều này cần căn cứ vào thể trạng của bé. Khi mẹ đã có chu trình phù hợp cần lặp đi lặp lại những chu trình này có thể giúp bé nhanh trưởng thành hơn. Mẹ nên cho bé ăn sau khi bé thức giấc được một khoảng thời gian. Sau khi ăn xong chơi cùng bé, sau đó cho bé ngủ.
Một số lưu ý khi luyện cho trẻ sơ sinh tự ngủ
Trong quá trình rèn luyện cho bé 1 tháng tự ngủ, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Mẹ cố gắng tạo ra một lịch trình ngủ đều đặn mỗi ngày, giúp bé dễ dàng làm quen với giờ giấc ngủ.
- Không nên cho bé ngậm ti quá nhiều khi đi ngủ, sẽ vô tình khiến cho bé bị phụ thuộc và trở nên mất ngủ nếu không được ngậm ti mẹ.
- Tạo cho bé không gian ngủ thoải mái, giữ nhiệt độ phòng ở mức 24-26°C để bé cảm thấy thoải mái và không bị quá nóng hay lạnh
- Mẹ cần kiên trì áp dụng, không nên quá nóng vội
Cách rèn bé 1 tháng tự ngủ không khó nếu như mẹ hiểu và áp dụng tốt các hướng dẫn trên đây. Khi đã đi vào thói quen, trẻ sẽ tự giác đi ngủ theo chu kỳ huấn luyện mỗi ngày. Mẹ sẽ không vất vả dỗ bé ngủ mà các bé sự ti đi vào hoạt động ăn ngủ nghỉ vui chơi một cách khoa học.