Ở mỗi độ tuổi nhất định bé sẽ có nhu cầu về sữa cũng như núm bình khác nhau. Vậy khi nào cần tăng size núm bình sữa cho bé là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm khi có con nhỏ. Đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Tại sao cần tăng size núm bình sữa cho bé?
Mẹ cần xác định thời điểm vàng khi nào cần tăng size núm bình sữa cho bé vì việc tăng size này là hoàn toàn cần thiết vì để:
- Đáp ứng nhu cầu bú sữa của bé: Càng lớn thì nhu cầu sữa của bé sẽ tăng nên núm nhỏ sẽ khiến bé mất nhiều thời gian mà không bú được lượng sữa cần thiết. Tăng size núm sẽ bé bú nhanh và dễ dàng hơn cũng như đảm bảo lượng sự cần thiết cho sự phát triển ở trẻ.
- Tránh tình trạng răng mọc lệch, khấp khểnh hay ảnh hưởng đến sự phát triển cơ hàm vì nếu size quá nhỏ phải ngậm chặt miếng gây nên áp lực cho nướu.
- Giảm nguy cơ sặc sữa: Khi bình quá nhỏ bé thường sẽ phải bú mạnh hơn điều này dễ dẫn đến tình trạng bị sặc sữa.
- Tăng hiệu quả bú bình của bé: Nếu size núm nhỏ bé sẽ phải bú lâu nên rất dễ nản và bỏ bú bình.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé vì nếu dùng núm bình cũ quá lâu sẽ rất dễ bị nấm mốc và tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại cho bé, khiến bé dễ mắc phải các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá và hô hấp.
Khi nào cần tăng size núm bình cho bé?
Dấu hiệu nhận biết bé cần tăng size núm bình
Thời gian thay núm bình cho bé được khuyến cáo theo sự phát triển của bé thường là 1 đến 2 tháng một lần. Bên cạnh đó mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu dưới đây để nhận biết thời điểm phù hợp nên tăng size núm bình cho bé:
- Thời gian bé bú xong bình sữa quá lâu, phải mất 30 phút để bú hết một bình sữa.
- Núm vú có dấu hiệu bị đổi màu, mốc đen hay bị rách.
- Núm ty không còn hình dạng ban đầu, bị dãn ra hoặc xẹp xuống.
Nếu em bé không có khó chịu và mất nhiều thời gian để bú bình thì mẹ không nhất thiết phải thay bình nhưng nếu có một trong những dấu hiệu như trên thì mẹ hãy thử tăng size núm bình cho bé.
Các mốc tuổi mà mẹ cần lưu ý để tăng size núm bình cho bé
Mẹ cần lưu ý lựa chọn size núm có kích thước lỗ sữa phù hợp để đảm bảo bé ăn ngon, không bị trớ hay sặc trong quá trình bú sữa. Mẹ có thể tham khảo quy định cơ bản về áp dụng núm bình cho trẻ theo độ tuổi như sau:
- Giai đoạn 0 – 1 tháng tuổi size SS
- Giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi size S
- Giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi size M
- Giai đoạn 4 – 8 tháng tuổi size L
- Giai đoạn 8 tháng là XL
Ngoài theo size S, SS, M,… thì một số núm vú còn phân loại theo kích thước số:
- Núm cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là kích thước số 1
- Núm cho trẻ từ 3 đến 6 tháng là núm số 2
- Núm cho bé từ 6 tháng đến 9 tháng là núm số 3
- Núm cho trẻ từ 9 tháng là núm cấp độ 4. Ngoài ra mẹ cũng có thể chuyển sang núm số 4 cho bé khi bé có thể bốc thức ăn cầm tay, hút nước từ cốc.
Ngoài chú ý về size núm ty thì mẹ cần lưu ý về độ rộng của cổ bình sữa. Vì không phải size núm ty nào cũng được định dạng một mức size chung mà có loại cổ rộng và cổ hẹp sẽ có sự khác nhau, mẹ cần lưu ý để chọn size núm ty phù hợp chính xác cho bé.
Hướng dẫn lựa chọn núm bình phù hợp và an toàn cho bé
Cùng với sự phát triển của trẻ thì mẹ cần tăng size núm bình cho bé yêu. Và với mỗi lần lựa chọn núm bình thì mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sau để lựa chọn được núm bình phù hợp và an toàn cho bé yêu.
- Nên ưu tiên lựa chọn mua núm bình ty từ thương hiệu uy tín, chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
- Tuyệt đối không mua các sản phẩm có chứa chất BPA.
- Lựa chọn kiểu dáng thiết kế phù hợp để tăng sự thích thú cùng như thuận tiện hơn trong quá trình pha và vệ sinh bình sữa.
- Núm vú truyền thống đầu tròn là loại núm dễ ngậm hơn cho bé.
- Ưu tiên lựa chọn núm ty cổ rộng để dễ pha, dễ vệ sinh và đặc biệt loại này còn mô phỏng hình ti mẹ khiến bé thích thú hơn khi ăn. Ngoài ra loại núm bình này giúp mẹ có thể dễ dàng loại bỏ sữa thừa dính trên vành núm.
- Khi mua cần đọc kỹ thông số của núm bình ti để lựa chọn đúng size bình sữa phù hợp nhất cho bé sử dụng.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp mẹ giải đáp được thắc mắc khi nào cần tăng size núm bình sữa cho bé cũng như biết cách lựa chọn được núm bình phù hợp và an toàn cho bé. Với các kiến thức trên mong rằng mẹ sẽ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi con nhỏ.