Ngày tốt cho bé ăn dặm là ngày nào? Các chuyên gia khuyên điều gì? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về việc chọn ngày cho bé ăn dặm thì hãy cùng Con yêu ăn gì tham khảo ngay nội dung bài viết sau.
Tại sao cần phải chọn thời điểm ăn dặm cho bé?
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên cần phải bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn. Bới lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn toàn phát triển ổn định. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi (cũng có những bé sớm hơn) cần phải ăn dặm. Bởi vì lượng sữa không đủ cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nữa.
Chọn ngày tốt ăn dặm cho trẻ chính là không để trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn. Vì cả 2 vấn đề này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.
Ngày tốt cho bé ăn dặm là ngày nào?
Vậy ngày tốt ăn dặm cho bé là ngày nào theo các chuyên gia dinh dưỡng? Đối với nhiều mẹ có con đầu lòng chắc chắn sẽ phải băn khoăn, tìm hiểu khá nhiều. Tuy nhiên trong nội dung phần này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên cho bé tập ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi. Bởi giai đoạn này bé cần đa dạng dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển trí não và thể chất. Tuy nhiên cũng có những bé có nhu cầu ăn dặm sớm hơn. Vậy mẹ làm cách nào để biết điều đó?
Những dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm
Khi bé có những dấu hiệu sau, chứng tỏ bé yêu nhà bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Các bố mẹ hãy để ý thói quen của con hàng ngày nhé:
- Khi đưa thức ăn vào miệng, bé không đẩy đồ ăn ra, không từ chối thức ăn.
- Bé tự ngồi dậy được mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn.
- Bé thích dùng tay nắm chặt đồ ăn và đưa vào miệng.
- Bé luôn chủ động nhai mọi thứ khi mẹ cho đồ ăn vào miệng.
- Trong bữa ăn cùng gia đình bé háo hức hơn và nhìn mọi người ăn chăm chú.
Nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày?
Bên cạnh việc chọn ngày dặm cho bé thì mẹ cũng cần phải lưu ý vấn đề thời gian ăn trong ngày của bé như thế nào mới là đúng.
- Mẹ nên cho bé ăn lúc bé đang tỉnh táo: Mẹ cần phải cho bé ăn vào thời điểm bé thức, tỉnh táo, không buồn ngủ. Nếu cho bé ăn lúc đang buồn ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, đồng thời khiến cho trẻ sao nhãng dẫn đến bỏ bữa.
- Cho bé ăn vào giữa buổi sáng và trưa (khoảng 9-10h): Thời gian này bé không bị quá đói hay quá no, bé sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và hứng thú với đồ ăn mới.
- Cho bé ăn sau khi uống sữa từ 1-2 tiếng: Trước khi bắt đầu ăn dặm các mẹ hãy cho bé uống sữa để tránh trường hợp bé quá đói. Đặc biệt các mẹ cũng cần phải hiểu, ăn dặm không phải bữa chính, đây chỉ là bữa phụ để bé thích nghi, làm quen với thức ăn thôi.
- Mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn dặm sau 7h tố, bởi vì nếu ăn quá no sẽ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, khó ngủ sâu giấc.
Có thể mẹ quan tâm: Những loại rau củ không nên cho bé ăn, mẹ đặc biệt lưu ý
Gợi ý thời khóa biểu ăn dặm cho bé
Thời khóa biểu ăn dặm cho bé từ 4 – 6 tháng
Nhiều trường hợp bé có dấu hiệu ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Vì vậy các mẹ cũng không cần quá bất ngờ hay lo lắng. Mẹ có thể tham khảo thời khóa biểu sau:
- Từ 6h – 6h30: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Từ 7h30 – 8h: Cho bé tập ăn dặm bữa đầu tiên trong ngày bằng bột hoăc cháo loãng.
- 10h – 15h: Cho bé ngủ một giấc ngủ ngắn, khi bé thức dậy có thể cho bé ăn sữa hoặc ăn bột.
- 16h30: Ăn dặm bữa cuối cùng trong ngày bằng bột hoặc cháo loãng.
- 19h: Cho bé bú sữa và đi ngủ.
Thời khóa biểu cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi
Khi bé từ 7 – 8 tháng tuổi cũng đã bắt đầu có nhu cầu dinh dưỡng đa dạng hơn. Ở thời điểm này mẹ có thể bổ sung thêm các loại rau, thịt, trái cây cho bé. Mẹ hãy tham khảo thời khóa biểu sau:
- 6h – 6h30: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 7h30 – 8h: Cho bé ăn dặm bữa đầu với cháo loãng hoặc bột.
- 1h30 – 12h30: Cho bé ăn bột, cháo loãng.
- 15h30 – 16h: cho bé ăn rau củ hoặc trái cây xay nhuyễn.
- 18h – 19h: Cho bé ăn cháo loãng hoặc bột.
- 21h: Cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 12 tháng
Ở tháng thứ 9 – 12 bé bắt đầu ăn đầy đủ 3 bữa chính, phụ. Thực đơn của bé cũng đa dạng hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà các mẹ cần phải chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đa dạng cho con. Thực đơn của bé ở giai đoạn này các mẹ có thể tham khảo:
- 6h – 6h30: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 7h30 – 8h: Cho bé ăn dặm bằng bột hoặc cháo.
- 10h: cho bé ăn trái cây hoặc rau củ quả mềm.
- 12h30: Cho bé ăn cơm nát kèm với thức ăn hoặc rau củ mềm.
- 15h30: Cho bé ăn trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ.
- 18h30: Cho bé ăn tối với các thực phẩm đa dạng hơn.
- 21h: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã nắm được ngày tốt ăn dặm cho bé là ngày nào cùng với thời khóa biểu ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo. Chúc mẹ thành công khi nuôi con!
Xem thêm: