Bé ăn

Thời khóa biểu cho bé ăn dặm, gợi ý cách sắp xếp khoa học

thoi-khoa-bieu-an-dam-cho-be

Việc áp dụng thời khóa biểu cho bé ăn dặm sẽ giúp bé ăn theo đúng cữ, mẹ cũng đỡ vất vả trong việc chăm con hơn. Tuy nhiên, lên thời khóa biểu như thế nào để đảm bảo khoa học thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng Conyeuangi tham khảo ngay nội dung ở bài viết sau nhé.

Lợi ích khi áp dụng thời khóa biểu ăn dặm cho bé

Một số lợi ích khi mẹ áp dụng thời khóa biểu ăn dặm cho bé đều đặn như sau:

loi-ich-khi-ap-dung-thoi-khoa-bieu-an-dam-cho-be
Lợi ích khi áp dụng thời khóa biểu ăn dặm
  • Đảm bảo dinh dưỡng cân đối: Thời khóa biểu ăn dặm giúp đảm bảo bé nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Bằng cách này, các loại thực phẩm khác nhau từ từ đưa vào các bữa ăn, giúp cơ thể bé tiếp nhận đa dạng dưỡng chất.
  • Phát triển kỹ năng ăn: Khi áp dụng đều đặn theo thời khóa biểu ăn dặm giúp bé phát triển kỹ năng ăn uống từng bước, bao gồm việc học cách nắm, nhai và nuốt thức ăn. Điều này tạo ra một quy trình học tập, làm quen với đồ ăn cần thiết cho bé, giúp bé tự lập hơn.
  • Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh: Bằng cách giáo dục bé về việc ăn uống theo thời khóa biểu cố định, bé sẽ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ. Từ đó giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng trong tương lai.
  • Tạo nền tảng cho sở thích ăn uống lành mạnh: Việc giáo dục bé về việc ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ có thể giúp hình thành sở thích ăn uống lành mạnh ở tuổi lớn hơn. Bé sẽ có xu hướng thích thú với thức ăn giàu dinh dưỡng và tránh xa các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
  • Nhìn chung, thời khóa biểu ăn dặm không chỉ là cách đảm bảo dinh dưỡng cho bé mà còn là cơ hội để xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh. Đặc biệt bố mẹ cũng bớt vất vả hơn.

Mẹ tham khảo thêm: Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính/ngày? Xây dựng thời gian biểu cho con

Thời khóa biểu cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn

Ở mỗi một giai đoạn mà nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé là khác nhau. Vì vậy tùy thuộc vào tháng tuổi và khả năng ăn ngủ của con mà mẹ có thể xây dựng lịch ăn dặm phù hợp.

thoi-khoa-bieu-an-dam-theo-giai-doan
Thời khóa biểu ăn dặm theo giai đoạn

Thời khóa biểu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Trong thời gian 6 tháng tuổi, bé chỉ có thể tập làm quen với cháo loãng hoặc bột. Tần suất ăn là 1 lần/ngày, sau đó mẹ có thể tăng dần lên. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, mẹ cần phải biết ăn dặm chỉ là bữa phụ, bữa chính vẫn là sữa.

  • Bữa sáng: Cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa phụ sáng: Cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa trưa: Cho bé ăn bột ăn dặm/cháo loãng/rau củ, trái cây nghiền
  • Bữa phụ chiều: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa tối: Bé bú mẹ hoặc sữa công thức
  • Trước khi bé đi ngủ: Cho bé bú thêm 1 lần sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thời khóa biểu ăn dặm cho bé từ 7 tháng tuổi

Khi trẻ bắt đầu sang tháng thứ 7 thì nhu cầu ăn uống của trẻ cũng khác hơn. Trung bình mỗi ngày bé cần khoảng 2 bữa ăn dặm, lượng thức ăn khoảng 200ml. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi cũng đa dạng hơn, bao gồm các nhóm chất như: Tinh bột, chất béo, đạm, vitamin, chất sơ, protein. Các mẹ có thể tham khảo thời khóa biểu ăn dặm của con dưới đây:

  • Bữa sáng: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa phụ sáng: Cho bé ăn cháo loãng, rau củ nghiền/các loại sinh tố
  • Bữa trưa: Cho bé ăn nhẹ trái cây hoặc sữa chua/váng sữa
  • Bữa giữa chiều: Cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức
  • Bữa tối: Cho bé ăn dặm cháo hoặc bột
  • Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Lịch ăn dặm cho bé từ 9 – 10 tháng tuổi

Bé trong giai đoạn này cần phải được ăn dặm thành 3 bữa chính, 3 bữa phụ và sữa mẹ/sữa công thức. Lượng thức ăn trung bình cũng tăng lên khoảng 200 – 250ml mỗi bữa. Bé ở tháng thứ 9 – 10 thì khả năng ăn thô cũng tốt hơn, vì vậy mẹ có thể cho bé ăn cơm nát hoặc cháo nấu cùng rau củ quả, thịt,…

  • Bữa sáng: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa phụ sáng: Cho bé ăn cháo hoặc bột
  • Bữa trưa: Cho bé ăn cơm nát cùng với thức ăn nấu mềm
  • Bữa chiều: Cho bé ăn trái cây, sữa chua/váng sữa hoặc các món ăn nhẹ
  • Bữa tối: Cho bé ăn cháo hoặc cơm nát
  • Trước khi đi ngủ: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Lịch ăn dặm cho bé từ 11 tháng tuổi trở lên

Khi bé bắt đầu từ tháng thứ 11 trở đi thì khẩu phần ăn bắt đầu đa dạng hơn. Lịch ăn dặm của bé không có sự thay đổi quá lớn. Vì vậy mà tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của bé mẹ hãy cung cấp phù hợp nhất.

Thời gian biểu cho bé ăn dặm theo phương pháp

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống là phương pháp có từ rất lâu trước đây và được nhiều mẹ lựa chọn. Cho bé ăn theo kiểu này mẹ sẽ phải xay nhuyễn đồ ăn của bé, trộn vào nhau để tạo thành món cháo hoặc bột. Nếu mẹ áp dụng phương pháp này cho con thì cũng có thể tham khảo lịch ăn như sau:

thoi-khoa-bieu-an-dam-theo-phuong-phap
Lịch ăn dặm cho bé theo phương pháp
  • 6h: Cho bé bú sữa mẹ/sữa công thức
  • 9h: Cho bé ăn bột ăn dặm/cháo
  • 11h: Cho bé ăn trái cây
  • 12h: Cho bé bú sữa lần thứ 2 trong ngày
  • 14h: Cho bé ăn bột ăn dặm/cháo
  • 16h: Cho bé uống nước trái cây
  • 18h: Cho bé bú sữa và đi ngủ

Phương pháp ăn dặm theo BLW

Phương pháp BLW là kiểu bé sẽ tự quyết định việc ăn của mình. Các mẹ sẽ khuyến khích bé ăn dặm bên cạnh việc bú sữa, bé được quyền tự quyết định ăn gì hay bắt đầu ăn từ lúc nào. Cụ thể mẹ có thể tham khảo thời khóa biểu sau:

  • 7h30: Thức dậy và bú sữa mẹ/sữa công thức
  • 8h – 11h30: Cho bé ngủ
  • 11h30: Cho bé dậy và ăn dặm BLW, bú sữa
  • 13h30 – 16h: Cho bé ngủ
  • 16h: Cho bé bú sữa lần tiếp theo
  • 18h30 – 19h: Cho bé ăn dặm và bú sữa
  • 19h – 20h: Có thể cho bé bú sữa tùy vào nhu cầu của trẻ.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây các mẹ đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về thời khóa biểu ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với mẹ trong việc nuôi dạy con.

Xem thêm: