Giai đoạn 6 tháng tuổi là giai bé bắt đầu ăn dặm nên mẹ cần phải lên thực đơn phù hợp để vừa giúp bé hào hứng với việc ăn dặm vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu khác ngoài sữa cho bé. Mẹ hãy tham khảo ngay thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây để việc lên thực đơn trở nên dễ dàng hơn nhé.
Mẹ cần lưu ý gì khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Trước khi lên thực đơn cho bé ăn dặm thì mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
Một số thực phẩm mẹ nên chọn khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Khi được 6 tháng tuổi thông thường bé sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Chính vì vậy ngoài sữa thì mẹ cần cân nhắc để lựa chọn những thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có chứa các dưỡng chất như: Sắt, Canxi, Vitamin, Chất béo,.. Gợi ý một số thực phẩm mà mẹ nên chọn khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bao gồm:
- Bột gạo, bột ngũ cốc, yến mạch
- Khoai lang
- Bí đỏ
- Cà rốt
- Khoai tây
- Các loại thịt: thịt lợn, thịt bò, thịt gà,..
- Cá
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành
- Hoa quả
- Sữa chua
Hướng dẫn cách mẹ cho bé ăn dặm lúc 6 tháng tuổi
Giai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn khởi đầu quan trọng nên mẹ cần biết cách cho bé ăn dặm đúng cách. Vì những bữa ăn đầu tiên là những bữa ăn đặt nền móng cho thói quen ăn uống ở trẻ. Hướng dẫn cách mẹ có thể cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng chuẩn:
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để hỗ trợ bé ăn như ghế tập ăn, bát, thìa ăn dặm.
- Cho bé ăn vào thời gian thích hợp khi bé không quá đói hoặc quá no.
- Cho bé ăn từ từ từng loại thức ăn một và với liều lượng ít vào lần đầu tiên ăn thực phẩm đó.
- Kiên nhẫn và nhẹ nhàng đưa thức ăn vào miệng bé và cho bé thời gian để thích nghi.
- Quan sát kĩ phản ứng của bé để có những điều chỉnh phù hợp.
- Sau khi bé ăn xong dùng khăn ướt để lau chùi sạch sẽ miệng và mặt của bé để tránh vi khuẩn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo tuần giúp con tăng cân
Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo tuần dưới đây để áp dụng vào thực đơn cho bé yêu của mình. Tuy nhiên hãy nhớ nhớ rằng nhu cầu dinh dưỡng cũng như phản ứng với thực phẩm của mỗi bé là khác nhau. Chính vì vậy mẹ hãy điều chỉnh thực đơn theo nhu cầu cụ thể của bé và tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thứ 2
Buổi sáng mẹ có thể cho bé ăn một số món sau:
- Cháo gạo lứt
- Bột ngũ cốc
- Bột gạo
- Sữa
- Cháo từ rau củ
Buổi chiều : Mẹ có thể cho bé ăn
- Khoai lang nghiền
- Bí đỏ hấp
- Bơ trộn sữa
- Cháo ăn dặm
Thứ 3
Ngoài các món lựa chọn từ thứ 2 mà mẹ chưa chọn thì mẹ có thể cho bé ăn như sau:
Buổi sáng: Súp thịt gà kết hợp cà rốt, súp khoai tây nghiền, cháo rau củ
Buổi chiều: Cháo tôm, cháo thịt, lê hấp và xay nhuyễn hoặc nước trái cây bỏ bã
Thứ 4
Buổi sáng: Bột gạo hoặc cháo cá, cháo rau dền hay súp ngô
Buổi chiều: Cháo cải bắp, đậu xanh hoặc váng sữa và súp khoai tây phô mai
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thứ 5
Buổi sáng: Khoai lang nghiền cải thìa hay cháo cải xoăn hoặc cháo bí đỏ
Buổi chiều: Bơ, chuối trộn sữa hoặc táo hấp nghiền nhuyễn
Thứ 6
Buổi sáng: Cháo mịn có thể nấu từ bắp cải, bông cải hay cà rốt
Buổi chiều: Bột gạo hay cháo trứng hoặc cháo thịt bò cải thảo hay cháo đậu xanh
Thứ 7
Buổi sáng: Cháo mịn trứng, cà chua hoặc bột ngũ cốc
Buổi chiều: Bánh ăn dặm ( tự làm) hay cháo tôm
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chủ nhật
Buổi sáng: Cà rốt nhuyễn hoặc cháo/ bột bí ngòi thịt lợn
Buổi chiều: Bột khoai lang thịt gà hay chuối trộn sữa mẹ
Nguyên tắc “vàng” khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Nếu bé đủ 6 tháng tuổi và có dấu hiệu muốn ăn dặm thì mẹ hãy sẵn sàng xây dựng thực đơn và cho bé bắt đầu ăn dặm. Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ hãy áp dụng nguyên tắc “ vàng” sau:
- Nên xây dựng thực đơn theo nhu cầu của bé từ ít đến nhiều
- Số bữa ăn tăng dần từ 1 đến 2 bữa/ngày tùy theo nhu cầu của bé
- Tất cả đồ ăn phải được nghiền nhỏ và thực đơn của bé cũng thay đổi dần dần từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều, đừng nên ép bé ăn quá.
- Mẹ nên cho bé ăn dặm từ ngọt đến mặn để bé có thể dễ dàng đón nhận món ăn mời nhờ hương vị sữa quen thuộc.
- Nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá trước sau đó mới đến các nhóm thức ăn chứa đạm.
- Đặc biệt mẹ không được cho thêm gia vị vào món ăn dặm của trẻ nếu muốn hãy lựa chọn gia vị chuyên dụng và có sự hướng dẫn của bác sĩ và những người có chuyên môn.
- Với giai đoạn đầu tiên khi bé bắt đầu tập làm quen với việc ăn dặm thì cha mẹ nên linh hoạt thay đổi món ăn cho bé.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp mẹ có thể xây dựng được thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi một cách dễ dàng. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức về chăm sóc bé yêu.